Hướng dẫn cách phân biệt xe máy điện và xe đạp điện

Hướng dẫn cách phân biệt xe máy điện và xe đạp điện

Xe điện đang dần trở thành xu hướng lựa chọn phương tiện di chuyển phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Với nhiều ưu điểm như thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí vận hành và dễ sử dụng, cả xe máy điện và xe đạp điện đều mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, giữa hai dòng xe này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt quan trọng mà người tiêu dùng cần nắm rõ trước khi quyết định mua. Hãy cùng EVGO phân biệt 2 dòng xe này trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về xe máy điện và xe đạp điện

1.1. Xe máy điện 

Tại điểm g khoản 1 Điều 34 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: 

“g) Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy”. 

Như vậy, xe máy điện là xe gắn máy có hai hoặc ba bánh, dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng xe máy điện có thiết kế tương tự xe máy, với kích thước lớn, yên xe rộng, cốp chứa đồ tiện lợi và tích hợp các tính năng công nghệ hiện đại như hệ thống phanh đĩa, đèn LED, màn hình điện tử.

Xe máy điện là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ

1.2. Xe đạp điện

Căn cứ tại điểm điểm b khoản 2 Điều 34 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: 

“b )Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h.”

Với thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, xe đạp điện rất dễ điều khiển và phù hợp với nhiều đối tượng như học sinh, sinh viên, người lớn tuổi hoặc người có nhu cầu di chuyển ngắn trong nội thành. Tốc độ trung bình của xe đạp điện thường dao động từ 25km/h, mang đến sự an toàn và tiện lợi khi sử dụng hàng ngày.

Xe đạp điện được nhiều học sinh cấp 1, cấp 2 sử dụng

2. Phân biệt xe máy điện và xe đạp điện chi tiết

Việc phân biệt xe máy điện và xe đạp điện không chỉ dựa vào hình dáng bề ngoài, mà còn cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng như pháp lý, thiết kế, công suất và tốc độ vận hành.

So sánh xe máy điện và xe đạp điện

2.1. Về pháp lý và thủ tục đăng ký

Xét về yếu tố pháp lý, xe máy điện nằm trong danh mục phương tiện có động cơ công suất lớn nên buộc phải hoàn tất thủ tục đăng ký giấy tờ với cơ quan nhà nước như xe máy thông thường trước khi đưa vào lưu thông. 
 
Một số giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đăng ký xe máy điện:
  • Bản sao sổ hộ khẩu (cá nhân) hoặc giấy giới thiệu (cơ quan tổ chức). Đối với trường hợp chủ xe là cá nhân cần mang theo hộ khẩu bản chính để đối chiếu.
  • Chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước công dân) để đối chiếu.
  • Giấy khai đăng ký xe máy điện
  • Giấy chứng nhận chất lượng của xe gắn máy và phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng của xe máy điện.
  • Lệ phí trước bạ.
Trong khi đó, xe đạp điện được xếp vào nhóm phương tiện đơn giản hơn, không yêu cầu đăng ký biển số hay bằng lái khi điều khiển. Đây là một ưu điểm lớn giúp xe đạp điện trở nên phổ biến hơn trong nhóm học sinh hoặc người chưa đủ tuổi thi bằng lái.

2.2. Về hình thức

Về hình thức và thiết kế, xe máy điện thường có kiểu dáng tương tự xe máy xăng, với khung sườn lớn, yên đôi, bánh xe to và khoảng sáng gầm cao. Xe máy điện cũng thường được tích hợp thêm cốp chứa đồ, hệ thống giảm xóc tốt, phù hợp với điều kiện đường xá phức tạp. 
 
Trong khi đó, xe đạp điện lại có thiết kế nhỏ gọn hơn, trọng lượng nhẹ, dễ dắt và di chuyển trong các khu vực đông dân cư. Xe đạp điện cũng thường chỉ có một yên nhỏ, không có cốp hoặc nếu có thì rất hạn chế về dung tích.

2.3. Về công suất

Xét về công suất động cơ, xe máy điện vượt trội hơn hẳn khi có công suất từ 1000W đến hơn 4000W, giúp xe đạt tốc độ nhanh, tăng tốc tốt và leo dốc hiệu quả. Ngược lại, xe đạp điện chỉ có công suất dao động từ 250W đến 500W, phù hợp với nhu cầu di chuyển nhẹ nhàng, tránh gây nguy hiểm cho người dùng. Chính vì thế, xe đạp điện thường chỉ sử dụng cho quãng đường ngắn, với điều kiện đường bằng phẳng.

2.4. Về vận tốc

Về vận tốc, xe máy điện có thể đạt tốc độ từ 45 đến 50km/h. Điều này giúp người lái có thể đi xa hơn, tiết kiệm thời gian di chuyển và linh hoạt hơn khi đi làm, đi học hay đi du lịch ngắn ngày. Trong khi đó, tốc độ tối đa của xe đạp điện chỉ rơi vào khoảng 25 km/h, dù thấp hơn đáng kể nhưng phù hợp cho người di chuyển ở tốc độ chậm trong khu vực đô thị.

3. Nên mua xe đạp điện hay xe máy 

Giữa hai lựa chọn là xe đạp điện và xe máy điện, người tiêu dùng thường phân vân không biết đâu là phương tiện phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng thực tế. Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, khoảng cách di chuyển, đối tượng sử dụng, khả năng tài chính và cả điều kiện pháp lý.
 
Nếu bạn là học sinh, sinh viên, người chưa đủ tuổi thi bằng lái hoặc người thường xuyên di chuyển trong bán kính dưới 10km mỗi ngày, thì xe đạp điện chắc chắn là lựa chọn hợp lý. Loại xe này dễ sử dụng, không cần bằng lái, không yêu cầu đăng ký biển số, chi phí mua xe và bảo trì thấp. Bên cạnh đó, trọng lượng nhẹ và thiết kế nhỏ gọn giúp bạn dễ dàng dắt xe hoặc di chuyển trên những đoạn đường đông đúc, đặc biệt phù hợp cho học sinh cấp 2, cấp 3.
 
Ngược lại, nếu bạn cần một phương tiện di chuyển có tính linh hoạt cao hơn, có thể sử dụng để đi làm, đi học xa, hoặc đơn giản là bạn muốn sở hữu một chiếc xe có khả năng vận hành mạnh mẽ và thiết kế hiện đại, thì xe máy điện là lựa chọn đáng đầu tư. Với công suất lớn, xe máy điện đáp ứng tốt các nhu cầu di chuyển hàng ngày và có thể hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện địa hình khác nhau. Thêm vào đó, nhiều mẫu xe máy điện ngày nay còn được trang bị các công nghệ thông minh như định vị GPS, khóa chống trộm thông minh, hệ thống kiểm soát hành trình,… mang lại trải nghiệm tiện nghi và an toàn cho người dùng.
 
Một yếu tố nữa cần xem xét là chi phí. Xe đạp điện thường có giá dao động từ 7 đến 15 triệu đồng, trong khi xe máy điện thường từ 20 đến 40 triệu đồng tùy theo thương hiệu và mẫu mã. Tuy nhiên, đổi lại, xe máy điện có tuổi thọ pin và động cơ lâu hơn, khả năng tải nặng tốt hơn và thường đi được quãng đường dài hơn sau mỗi lần sạc.  Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sử dụng lâu dài.
 
Cuối cùng, bạn cũng cần cân nhắc đến quy định pháp lý. Nếu bạn đã đủ tuổi, có bằng lái hoặc có thể dễ dàng làm thủ tục đăng ký biển số, thì xe máy điện là lựa chọn tối ưu. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm sự tiện lợi, đơn giản, không bị ràng buộc bởi thủ tục hành chính, thì xe đạp điện vẫn là phương tiện vô cùng đáng tin cậy.
 
Nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn một mẫu xe máy điện chính hãng, chất lượng cao, vận hành mạnh mẽ và thiết kế hiện đại, thì EVGO là cái tên đáng để tham khảo. Với nhiều dòng xe đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và công suất, xe điện EVGO đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển hàng ngày lẫn thể hiện cá tính riêng. Để có thể xem chi tiết các mẫu xe và thông tin kỹ thuật, hãy truy cập website chính thức của chúng tôi tại https://evgo.vn đội ngũ tư vấn viên EVGO sẽ hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

EVGO - Thương hiệu xe điện hàng đầu

Việc phân biệt xe máy điện và xe đạp điện không chỉ giúp bạn hiểu rõ về từng dòng xe, mà còn giúp đưa ra lựa chọn chính xác, tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu cá nhân. Mỗi loại xe đều có ưu và nhược điểm riêng, quan trọng là bạn phải hiểu rõ mục tiêu sử dụng của mình để chọn được phương tiện tối ưu.
← Bài trước Bài sau →